Địa liệu học là gì? Biểu hiện và tầm quan trọng địa liệu học trong nghiên cứu KHXH

0
2772

Khi nói tới các ngành khoa học thuộc Khoa học Trái đất, ta không thể không nhắc tới “Địa liệu học”, theo tác giả đây có thể xem là một hướng tiếp cận mới, song nó đã đạt được những thành tựu to lớn và đang có những bước phát triển mạnh mẽ nhờ vào sự hỗ trợ của phương pháp định lượng và công nghệ 3S (GIS, Viễn Thám, GPS, Địa Tin học). Bài viết sau đây của tác giả, sẽ có cái nhìn mới về ý niệm mới này.

Địa liệu học là gì?

Trong nghiên cứu của khoa học Địa lý (nhất là Địa lý học trừ Địa lý Tự nhiên, gọi chung là Địa lý Nhân văn (Geography Humanities), thì nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên và con người biểu hiện thông qua dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính là nhiệm vụ lớn nhất và quan trọng nhất.

Địa liệu học là gì? tầm quan trọng của địa liệu học
Địa liệu học là gì? tầm quan trọng của địa liệu học (Ảnh minh họa)

Trong các vấn đề nghiên cứu thì mô hình để các nhà nghiên cứu đưa ra nhằm thực hiện từng bước, cụ thể hoá cho các nghiên cứu của mình theo cấu trúc 6W+6H, bao gồm:

What: nghiên cứu cái gì?

Where: nghiên cứu ở đâu? (Không gian)

Who: đối tượng nghiên cứu?

When: khoảng thời gian nào? (thời gian)

Why: tại sao phải nghiên cứu? Lý do, đặt vấn đề?

Wide-target; mục tiêu nghiên cứu?
………………

Xem thêm: Bản đồ học – ngành học đang bị lãng quên

How: nghiên cứu như thế nào (phương pháp)

Hictory: lịch sử vấn đề nghiên cứu (tổng hợp tư liệu)

Half-timber: Khung nghiên cứu (các bước thực hiện)

Happiness (to attain happiness = to conduce to a result): Kết quả đạt được

Human: Phục vụ cho ai? Ai hưởng lợi

Hard: Những tồn tại, khó khăn, tồn đọng của kết quả nghiên cứu?
………………

Tính logic

Tính hệ thống

Tính học liệu
…………………

Khi các vấn đề nghiên cứu khi được xác định, nó chi phối việc sưu tầm, chọn lọc, xác minh và sử dụng các địa liệu (tư liệu địa lý học) làm cơ sở , cho việc nghiên cứu các vấn đề mà tác giả đã đặt ra (xác minh, chứng thực, trích lọc, đánh giá và phê phán…). Quan trọng nhất là cái mà những tác giả trước đây đã làm và chưa làm.

Khi có các công nghệ mới trong thống kê, ứng dụng đặt biệt là GIS cho phép tác giả đã xác định các vấn đề mà các tác giả trước đây đã làm, không gian nghiên cứu, cách mà các tác giả trước đó tiếp cận là gì?… Các công cụ phần mềm như: Endnote, GIS thống kê,… Đặc biệt, torng lĩnh vực nghiên cứu biển đảo, thông qua việc xác định các bản đồ cổ, các không gian của quá khứ trước đây, bối cảnh xưa… Cho phép các tác giả dựng lại mô hình không gian địa lý qua các tư liệu địa lý cổ hoặc qua các lời kể (phương pháp hồi cố). Như xác định lại không gian cổ trước đây, vùng địa lý trước đây, giải thích lý giải các nhân tố giữa con người và bối cảnh địa lý lúc bối giờ… nhằm phục vụ, hỗ trợ cho các ngành khác như: khảo cổ, lịch sử, an ninh chủ quyền, thậm chí là các phim ảnh…

Xem thêm: Bản đồ học – lịch sử hình thành và phát triển

Trong quá trình tương tác với công việc thu thập dữ liệu (tư liệu thuộc tính lẫn các tư liệu không gian) được tiếp cận với các nhà nghiên cứu như: Nguyễn Đình Đầu, Phạm Hoàng Quân… cách mà các nhà nghiên cứu ấy dùng là khảo cứu tư liệu (một dạng khảo cổ về tài liệu cổ) rất tỷ mỹ, chi tiết và cận trọng khi công bố. Tuy góc độ chỉ tiếp cận ở dạng các tài liệu cổ thông qua phân tích dựng lại các tình hướng, bối cảnh, các mối quan hệ giữa các nhân tố trong không gian xưa, nhưng lại góp phần quan trọng cho các công trình nghiên cứu nối tiếp.

Biểu hiện của địa liệu học

– Một là xây dựng hệ thống các nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp và cách sử dụng tài liệu địa lý học một cách logic, hệ thống thông qua các công cụ địa lý cho phép tác giả rút trích, nhận xét, đánh giá… thậm chí bổ sung cập nhật của các nghiên cứu trước đây.

– Hai là, trong công tác sưu tầm (tìm kiếm, chọn lọc…) việc các thư viện, lưu trữ hay các nhà khảo cứu ở các lĩnh vực khác không thể đánh giá một cách khách quan nếu không có chuyên môn về mặt địa lý nhân văn. Chính vậy, địa liệu học xem như một tổng công trình sư các dữ liệu khoa học về mặt không gian và thuộc tính của các nhân tố, giúp hình thành và ứng dụng cho công tác nghiên cứu, có thể xem là địa liệu học ứng dụng.

– Ba là, các dạng địa liệu học rất phong phú và đa dạng (chữ viết, vật chất, truyền miệng, ngôn ngữ, dân tộc học, phim ảnh, băng ghi hình, ghi âm). Đây chính là điểm khác biệt, giúp cho tư liệu địa lý học thêm hệ thống, chặt chẽ và có khoa học hơn dựa trên các sức mạnh công nghệ của không gian số tương lai.

Tầm quan trọng của địa liệu học trong nghiên cứu KHXH

Thứ nhất, trong các nghiên cứu về lĩnh vực khoa học xã hội, bối cảnh không gian để xác định chủ thể một vấn đề nghiên cứu rất quan trọng. Cho phép, tác giả giới hạn được không gian nghiên cứu và dựng lại bối cảnh khi xưa. Từ đó, các tác giả có thể dùng dữ liệu địa lý học để phân tích, đánh giá, rút ra nhận xét…

Thứ hai, nhược điểm lớn của khoa học địa lý hiện đại quá chú trọng vào không gian thực (tức không gian hành chính) để giải quyết vấn đề.

Ví dụ 1: khi giải quyết vấn đề ô nhiểm môi trường sông Đồng Nai chẳng hạn, chỉ quá chú tâm trong một khu vực, một địa bàn cụ thể nào đó. Tuy nhiên, chúng ta quên rằng tất cả các sự vật hiện tượng đều có quá khứ, đều có tác động hữu cơ lẫn nhau giữa các nhân tố khác. Từ đó, khi kết quả của việc xử lý vấn đề sẽ chỉ mang tính chung chung, không cụ thể rõ ràng

Ví dụ 2: khi nghiên cứu biến đổi khí hậu ở vùng ven biển Bến Tre, cứ nghĩ rằng số liệu về nhiệt độ, lượng mưa, tần suất gió bão…. 10, 20, 30 năm là sẽ ra vấn đề. Điều đó, sai lầm nghiêm trọng vì dữ liệu phải có tính liên tục, phải có sự đều đặn theo tính chu kỳ… Chính vì lẽ đó, các mô hình toán, lý khi đưa ra lại không giải quyết được, thậm chí chỉ mang tính cục bộ. Trong khí đó, sử dụng địa liệu học thông qua hồi cố, các câu chuyện kể và các dữ kiện năm xưa lại cho ra các kết quả tốt hơn.

Thứ ba, trong khi cứu khoa học xã hội điều kiện đi lại, khảo sát thực tế, các chi phí cho khoa học kỹ thuật tốn kém điều đó sẽ làm cho nhà khoa học dễ nản chí. Mặt khác, khoản ngân sách Nhà nước giành cho khoa học xã hội gần như chỉ 1-2%, điều này tạo nên khó khăn trong các nghiên cứu mang tính ứng dụng về Khoa học xã hội. Địa liệu học thông qua các công cụ phân tích sẽ giúp các nhà khoa học bớt tốn thời gian đọc tài liệu, kiểm soát thông tin… thậm chí chỉ ra được “nạn đạo văn” và trích dẫn của người khác không rõ nguồn thông qua các thống kê, phân tích… Cho phép các Thầy/Cô biết rõ người dùng lấy từ đâu, web, IP, host nào? Thậm chí nếu phát triển mạnh địa liệu học sẽ tiến tới loại bỏ phương pháp tổng hợp tài liệu và phương pháp kế thừa tài liệu.

Thứ tư, bấy lâu nay chúng ta chỉ chơi trong “ao nhà”, tức là các hội thảo, hội nghị diễn ra ngày càng lớn với các tần suất dày đặt. Tuy nhiên, nghiêm chỉnh mà nói các hội thảo ấy chỉ mang hình thức giải quyết một vấn đề nào đó hơn là học thuật. Địa liệu học thông qua tương tác với thế giới, giúp cho khu vực học, các vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam ra cửa ngõ thế giới bằng sự tương quan, một sân chơi công bằng với các nhà khoa học trên thế giới.

Ví dụ: khi nghiên cứu bất cứ các vấn đề nào về Việt Nam học thì thế giới đều cần, đó là thế mạnh mà các nhà khoa học Việt Nam có thể công bố ra thế giới. Trong khi đó, khi chúng ta nghiên cứu các vấn đề của thế giới thì mãi mãi chúng ta chỉ chạy theo họ, thậm chí còn lạc hậu. Năm 2007 tôi được học GIS là khá mới mẽ ở Việt Nam, đến nay gần 10 năm các công cụ thế giới đã phát triển vô chừng, tôi có thể nói là không theo kịp. Từ các phiên bản Arcview 2.0, 3.0, rồi Mapinfo 9.0, ArcGis 10.x… Do đó, nếu đem thế mạnh của mình và ứng dụng các thế mạnh của thế giới thì chúng ta mới thật sự mạnh. Do vậy, địa liệu học sẽ góp phần giải quyết bài toán này giúp cho các nhà khoa học vừa tận dụng thế mạnh trong nước và kết hợp sức mạnh thế giới thông qua công cụ tiếng Anh để mở rộng thêm tầm nhìn.

Thứ năm, nếu nói địa liệu học là một dạng học liệu của thư viện hay lưu trữ điều đúng. Tuy nhiên, từ cách tiếp cận địa lý học thì không gian địa lý rất rộng không phải hành chính như trước đây mà đó là không gian số, không gian mềm về lãnh thổ điện tử. Việc xác định không gian số là không biên giới. Ví dụ: bạn hãy xác định không gian tiêu dùng của công ty Pepsi, Cocacola… hay không gian người dùng của Google, Yahoo… Bạn sẽ không thể thậm chí là vô tận. Địa học liệu thông qua các kênh số hoá dữ liệu, dùng các thuật toán và mô hình tương tác với người dùng nhất là các nhà khoa học cho phép giới hạn lại thời gian, giảm bớt công sức thậm chí loại bỏ một số khâu cần thiết để từ đó là nền, cơ sở cho các nhà khoa học xã hội phát huy sức mạnh tiềm tàng của mình.

Ví dụ: tôi muốn nghiên cứu về bệnh sốt sét ở xã A. Thông qua các công cụ của địa liệu học sẽ giúp cho các nhà khoa học như sau:

– Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đây. Các thuật toán sẽ rút ra các nhân tố, các kết quả nghiên cứu, cái được và chưa được dựa trên đội ngũ của chuyên gia phân tích trước đây.

– Phân tích ở xã A có bao nhiêu nghiên cứu, bao nhiêu vấn đề, bao nhiêu nhân tố đã ảnh hưởng thông qua các kết quả nghiên cứu trước đây.

– Phân tích hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân cho phép các kết quả xác định bệnh là do virut ở xã An hay là nơi khác tới…

– Từ đó, nhà khoa học có thể tiến hành các nghiên cứu, hướng tới các vấn đề mà mà các tác giả trước đây chưa làm. Điều đó có nghĩa là các NCS sẽ đỡ mất thời gian xem người ta đã làm gì rồi?
– ……

Vài lời suy nghĩ

Địa liệu học được tôi suy nghĩ bất chợt và viết ra để mọi người cùng suy nghĩ và quan tâm, cũng như phát triển ý niệm của tôi thành những ý tưởng cho riêng mình. Trước nạn, “đạo văn” hoành hành ghê gớm, có thể xem chúng như tội phạm mạng đã cướp đi trí tuệ, khiến tôi vô cùng bức xúc. Bởi kết quả của một nghiên cứu nghiêm túc không phải là từ trên trời rơi xuống hay dowload đâu đó về rồi “nhào nặn”, mà đó là bao đêm thức trắng với gánh nặng “cơm áo gạo tiền”, là những đêm suy tư về một đứa con tinh thần do chính mình “mang nặng đẻ đau” sinh ra./.

Bài viết có tiều đề đầy đủ là “ĐỊA LIỆU HỌC – MỘT CHÚT NỖI NIỀM” có đăng trên một số báo, tạp chí. Ứng Dụng Mới xin phép thay đổi tiêu đề cho phù hợp với nội dung

An Định, ngày 18/7/2015

Bút ký: Long Ngô

 

Previous article[Thực hành phần mềm QGIS #5] – Xây dựng dữ liệu từ đo đạc trực tiếp
Next article[Xây dựng WebGIS #1] với GeoServer + PostGIS + Openlayer

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.