Tổng hợp Bản đồ Đà Nẵng qua các thời kỳ – Bản đồ quy hoạch hành chính Đà Nẵng mới nhất

0
21970

Bản đồ Đà Nẵng là bản vẽ khu vực thành phố Đà Nẵng nằm trong vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam; Đây là một thành phố thuộc trung ương từ năm 1997, là trung tâm kinh tế, tài chính, chính trị, văn hoá, du lịch, xã hội, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước. Đà Nẵng là thành phố quan trọng nhất miền Trung, đồng thời cũng là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với Hải Phòng và Cần Thơ.

Xem thêm: Bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh

Bản đồ Đà Nẵng qua các thời kỳ

Bản đồ hành chính Đà Nẵng 2017

Bản đồ hành chính Đà Nẵng 2017
Bản đồ hành chính Đà Nẵng 2017

Bản đồ Cua han – Bản đồ Đà Nẵng

Một tên gọi khác được đặt cho Đà Nẵng là Cửa Hàn (dịch nghĩa “cửa của sông Hàn”), và đây là bản đồ Annam được vẽ bởi Alexandre de Rhodes có địa danh Cửa Hàn tức là Đà Nẵng.

Bản đồ Annam được vẽ bởi Alexandre de Rhodes có địa danh "Cua han".
Bản đồ Annam được vẽ bởi Alexandre de Rhodes có địa danh “Cua han”.

Bản đồ Tourane (Đà Nẵng) thời Pháp thuộc.

Giáo sĩ Buzomi – đến Đà Nẵng năm 1615 – đã gọi nơi này là Porte de Kéan. Bản đồ châu Á do Sanson d’Abbeville vẽ năm 1652 ghi Đà Nẵng là Turaon. Giáo sĩ Christoforo Borri – đến Đà Nẵng năm 1618 – khi viết hồi ký về xứ Đàng Trong của chúa Nguyễn thì đã gọi Đà Nẵng là Touron. Giáo sĩ Alexandre de Rhodes là người từng lui tới Đà Nẵng nhiều lần và đã gọi nơi này là Turon; trong bản đồ của ông ghi là “Kean” (“Kẻ Hàn”; “kẻ” trong “kẻ chợ”).

Cho đến giữa thế kỷ 19, địa danh “Đà Nẵng” vẫn còn là tên gọi của một vùng lãnh thổ gắn liền với một cửa biển, một vũng nước sâu, một “cửa quan” hay một “tấn sở”. Các vua triều Nguyễn từ Gia Long đến cả Tự Đức nghiêng về ý nghĩa phòng thủ của nơi này hơn là phát triển Đà Nẵng thành một đô thị sầm uất. Vì vậy mà thời kì này Đà Nẵng được gọi là một “tấn”, tức là một vị trí trọng yếu phòng thủ. Cho đến khi Pháp khai hỏa xâm chiếm thì Đà Nẵng vẫn chỉ là một vị trí, một địa bàn chiến lược về quân sự và chưa từng là một địa danh chỉ đơn vị hành chính.

Bản đồ Tourane (Đà Nẵng) thời Pháp thuộc.
Từ năm 1888 cho đến hết thời Pháp thuộc, Tourane là tên chính thức của Đà Nẵng. Có nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc của từ Tourane. Thứ nhất đó là lối nói trại từ chữ Châu Ranh (chỉ ranh giới Việt Nam-Chiêm Thành). Ý kiến thứ hai cho rằng nó bắt nguồn từ một làng có tên là Thạc Gián bị viết lầm là Tu Gián. Ý kiến thứ ba giải thích rằng Tourane chỉ địa danh của một nơi vốn có một cái tháp (tour) trên cửa Hàn.

Bản đồ Tourane (Đà Nẵng) thời Pháp thuộc.
Bản đồ Tourane (Đà Nẵng) thời Pháp thuộc.

Năm 1858, cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam khởi đầu bằng cuộc tấn công vào Đà Nẵng. Ngày 25 tháng 8 năm 1883, triều đình Huế buộc phải ký với Pháp Hiệp ước Harmand. Theo điều 6 và 7 của Hiệp ước này, ngoài việc yêu cầu mở cửa Đà Nẵng để thông thương còn quy định rằng Pháp sẽ được phép lập các khu nhượng địa ở đây.

Bản đồ Đà Nẵng năm 1859
Bản đồ Đà Nẵng năm 1859

Ngày 17 tháng 8 năm 1888, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh thành lập ba thành phố ở Việt Nam là Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng. Ngày 3 tháng 10 năm 1888, Vua Đồng Khánh buộc phải ký một đạo dụ gồm 3 khoản quy định rõ “…Đà Nẵng được chính phủ Đại Nam kiến lập thành nhượng địa Pháp và nhượng trọn quyền cho chính phủ Pháp, và chính phủ Đại Nam từ bỏ mọi quyền hành trên lãnh thổ đó”. Theo phụ đính của đạo dụ này, năm xã của huyện Hòa Vang gồm Hải Châu, Phước Ninh, Thạch Thang, Nam Dương và Nại Hiên Tây nằm bên tả ngạn sông Hàn được cắt giao cho Pháp để lập “nhượng địa” Tourane với diện tích 10.000 ha. Ngày 24 tháng 5 năm 1889, Toàn quyền Đông Dương Étienne Richaud ra nghị định thành lập thành phố Đà Nẵng thuộc tỉnh Quảng Nam. Đà Nẵng là thành phố loại 2, tương tự như thành phố Chợ Lớn thành lập trước đó. Đơn vị hành chính này chịu sự cai quản trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương thay vì triều đình Huế. Đứng đầu thành phố là một viên Đốc lý do Khâm sứ đề nghị và Toàn quyền bổ nhiệm. Ngày 15 tháng 1 năm 1901, dưới sức ép của Pháp, Vua Thành Thái buộc phải ký một đạo dụ nới rộng nhượng địa Đà Nẵng thêm 14 xã, cụ thể là thêm 8 xã thuộc huyện Hòa Vang bên tả ngạn sông Hàn và 6 xã thuộc huyện Diên Phước bên hữu ngạn sông Hàn. Ngày 19 tháng 9 năm 1905, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định tách Đà Nẵng khỏi tỉnh Quảng Nam để trở thành một đơn vị hành chính độc lập gồm 19 xã. Như vậy vào đầu thế kỷ 20, thành phố Tourane/Đà Nẵng đã vươn về phía tây và tây bắc, còn phía đông thì đã vượt sang hữu ngạn sông Hàn chiếm trọn bán đảo Sơn Trà.

Đầu thế kỷ 20, Tourane được Pháp xây dựng trở thành một đô thị theo kiểu Tây phương. Cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật sản xuất được đầu tư. Sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến hàng xuất khẩu, sửa chữa tàu thuyền, kinh doanh dịch vụ được hình thành và phát triển; cùng với Hải Phòng và Sài Gòn, Tourane trở thành trung tâm thương mại quan trọng. Cảng Đà Nẵng đã tương đối hoàn chỉnh và đi vào hoạt động từ giai đoạn 1933-1935. Sân bay dân dụng cũng được nhà cầm quyền sớm xây dựng vào năm 1926. Hầu hết các công ty lớn nhất hoạt động ở Đông Dương đều hiện diện ở Đà Nẵng. Dân số thành phố tăng lên nhanh chóng; năm 1936, Đà Nẵng có 25.000 người; năm 1945 có khoảng 30.000 người.

Bản đồ thành phố Đà Nẵng (Tourane) năm 1908 (trừ bán đảo Sơn Trà không được thể hiển trong bản đồ).
Bản đồ thành phố Đà Nẵng (Tourane) năm 1908 (trừ bán đảo Sơn Trà không được thể hiển trong bản đồ).

Bản đồ các quận Đà Nẵng

bản đồ các quận đà nẵng
bản đồ các quận đà nẵng

Bản đồ thể hiện các đơn vị hành chính Đà Nẵng, trên bản đồ là 8 đơn vị hành chính, gồm 6 quận và 2 huyện (trong đó huyện đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép). Với 56 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 45 phường và 11 xã. Ngoại trừ quận Cẩm Lệ, năm quận còn lại của thành phố đều giáp biển. Dự kiến thành phố sắp thành lập thêm hai quận mới trên cơ sở chia tách huyện Hòa Vang thành quận Hòa Vang và quận Bắc Hòa Vang; sáp nhập một số phường của quận Sơn Trà trên đất liền với huyện đảo Hoàng Sa.

Quận Hải Châu, là quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng, là trung tâm hành chính, thương mại, dịch vụ của thành phố, tập trung đông dân cư và là nơi đặt các cơ quan Nhà nước, văn phòng các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố; quận Hải Châu có một tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát triển của thành phố Đà Nẵng về tất cả mọi mặt.

Quận Thanh Khê, với mật độ dân số 17.126 người/km2 là quận có diện tích nhỏ nhất của thành phố. Hiện tại là đầu mối giao thông liên vùng và quốc tế của thành phố Đà Nẵng. Đây là địa phương có nhiều lợi thế trong phát triển thương mại, dịch vụ, giao thông vận tải và kinh tế biển.

, với vị trí khá đặc biệt, phía Đông là bờ biển dài, đẹp với nhiều bãi san hô lớn; phía TQuận Sơn Tràây giáp với Sông Hàn; phía Bắc là Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Cảng biển Tiên Sa đã mang lại cho quận một lợi thế rất lớn trong phát triển du lịch dựa trên du lịch sinh thái và du lịch biển. Là điểm cuối cùng ra biển của hành lang kinh tế Đông Tây, quận Sơn Trà có lợi thế rất lớn trong phát triển thương mại và du lịch.

Quận Ngũ Hành Sơn, nằm trên 2 tuyến đường giao thông chính giữa thành phố Đà Nẵng và đô thị cổ Hội An (đường Ngũ Hành Sơn – Lê Văn Hiến và đường Sơn Trà – Điện Ngọc) với danh thắng Ngũ Hành Sơn và các bãi biển tuyệt đẹp, đây là nơi lý tưởng để xây dựng các khu du lịch, các khách sạn cao cấp. Trong tương lai, Làng Đại học Đà Nẵng sẽ được xây dựng trên địa bàn quận với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên

Quận Liên Chiểu, ngăn cách với tỉnh Thừa Thiên – Huế bởi Đèo Hải Vân – nơi được mệnh danh là Thiên hạ Đệ nhất hùng quan. Nằm ven theo vịnh Đà Nẵng, với quốc lộ 1A đi ngang qua và đặc biệt là đầu cửa phía Nam của hầm đường bộ qua đèo Hải Vân; đây là địa phương có điều kiện thuận lợi nhất về giao thông vận tải của thành phố trong tương lai khi Bến xe trung tâm, Nhà ga xe lửa, cảng biển Liên Chiểu và các tuyến đường cao tốc, đường quốc lộ đều nằm trên địa bàn quận. Đây còn là nơi có các khu công nghiệp tập trung lớn của thành phố Đà Nẵng như Khu Công nghiệp Hòa Khánh, Khu công nghiệp Liên Chiểu.

Quận Cẩm Lệ, là một quận mới trên địa bàn thành phố, được thành lập vào ngày 29/8/2005 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã Hòa Thọ Đông, Hòa Thọ Tây, Hòa Phát, Hòa An, Hòa Xuân thuộc huyện Hòa Vang, toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của phường Khuê Trung thuộc quận Hải Châu với tổng diện tích tự nhiên là 3.330ha và 71.429 nhân khẩu.

Huyện Hòa Vang, là huyện ngoại thành duy nhất của thành phố Đà Nẵng. Các tuyến đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, Quốc lộ 14B đều chạy qua địa bàn huyện, tạo điều kiện rất tốt để cho huyện phát triển. Với quỹ đất ngày càng khan hiếm, các xã giáp với các quận của huyện Hòa Vang là nơi thích hợp nhất để hình thành nên các đô thị mới. Nền nông nghiệp đang chuyển dần sang sản xuất hàng hóa với các sản phẩm có chất lượng cao, giá trị thương mại lớn. Với các làng đồng bào dân tộc Cơtu, các khu du lịch nổi tiếng như Bà Nà – Suối Mơ, các hồ Hòa trung, Đồng Nghệ, các dòng sông đẹp… huyện Hòa Vang còn có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển du lịch sinh thái và văn hóa. Đặc biệt, với trên 60% diện tích là rừng núi, ngoài nhiệm vụ là lá phổi của thành phố Đà Nẵng, Hòa Vang còn là bức bình phong bảo vệ thành phố Đà Nẵng khỏi sự tàn phá của thiên nhiên.

Huyện đảo Hoàng Sa, là một quần đảo san hô nằm cách thành phố Đà Nẵng 170 hải lý (khoảng 315 km), bao gồm các đảo: đảo Hoàng Sa, đảo Đá Bắc, đảo Hữu Nhật, đảo Đá Lồi, đảo Bạch Quy, đảo Tri Tôn, Đảo Cây, đảo Bắc, đảo Giữa, đảo Nam, đảo Phú Lâm, đảo Linh Côn, đảo Quang Hòa, Cồn Bông Bay, Cồn Quan Sát, Cồn Cát Tây, Đá Chim Yến, Đá Tháp.

Bản đồ du lịch Đà Nẵng

Bản đồ các điểm du lịch tp. Đà Nẵng

Bản đồ du lịch đà nẵng
Bản đồ du lịch Đà Nẵng

Bản đồ du lịch Hội An, Đà Nẵng

Bản đồ du lịch Hội An, Đà Nẵng
Bản đồ du lịch Hội An

Bản đồ du lịch Bà Nà hills

Bản đồ du lịch Bà Nà hills, Đà Nẵng
Bản đồ du lịch Bà Nà hills, Đà Nẵng

Bản đồ quy hoạch thành phố Đà Nẵng

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2013

Tầm nhìn 2050:
Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố đặc biệt cấp quốc gia, hướng tới đô thị cấp quốc tế và phát triển bền vững.

Quy mô dân số Đà Nẵng:
Hiện trạng dân số năm 2012 khoảng 967.800 người, trong đó dân số đô thị khoảng 822.630 người. Dự báo đến năm 2020 dân số thành phố Đà Nẵng khoảng 1,6 triệu người, trong đó dân số đô thị khoảng 1,3 triệu người.
Dự báo đến năm 2030 dân số thành phố Đà Nẵng khoảng 2,5 triệu người( bao gồm dân số tạm trú và dân số quy đổi lượng khách du lịch ước tính năm 2030), trong đó dân số đô thị khoảng 2,3 triệu người

Quy mô đất đai:
Đến năm 2020: đất xây dựng đô thị khoảng 20.010 ha, trong đó đất dân dụng khoảng 8.659 ha.
Đến năm 2030: đất xây dựng đô thị khoảng 37.500 ha, trong đó đất dân dụng là 15.500 ha

Mô hình phát triển không gian đô thị thành phố Đà Nẵng:
Kế thừa mô hình phát triển không gian của quy hoạch chung được duyệt năm 2002 theo các chuỗi khu đô thị tập trung dọc theo các trục giao thông chính gắn kết với cấu trúc khung thiên nhiên của đô thị

Dưới đây là bộ tài liệu bản đồ định hướng của tp. Đà Nẵng:

Bản đồ định hướng không gian đô thị thành phố Đà Nẵng

Bản đồ định hướng không gian đô thị Đà Nẵng
Bản đồ định hướng không gian đô thị Đà Nẵng

Bản đồ định hướng sử dụng đất Đà Nẵng

Bản đồ định hướng sử dụng đất Đà Nẵng
Bản đồ định hướng sử dụng đất Đà Nẵng

Bản đồ định hướng cảnh quan đô thị Đà Nẵng

Bản đồ định hướng cảnh quan đô thị Đà Nẵng
Bản đồ định hướng cảnh quan đô thị Đà Nẵng

Bản đồ định hướng giao thông Đà Nẵng

Bản đồ định hướng giao thông Đà Nẵng
Bản đồ định hướng giao thông Đà Nẵng

Bản đồ định hướng giao thông tuyến xe buýt tp.Đà Nẵng

Bản đồ định hướng giao thông tuyến xe buýt tp.Đà Nẵng
Bản đồ định hướng giao thông tuyến xe buýt tp.Đà Nẵng

Bản đồ định hướng giao thông BRT tpĐà Nẵng

Bản đồ định hướng giao thông BRT tpĐà Nẵng
Bản đồ định hướng giao thông BRT tpĐà Nẵng

Bản đồ định hướng giao thông công cộng khác Đà Nẵng

Bản đồ định hướng giao thông công cộng khác Đà Nẵng
Bản đồ định hướng giao thông công cộng khác Đà Nẵng

Bản đồ định hướng hệ thống cấp điện Đà Nẵng

Bản đồ định hướng hệ thống cấp điện Đà Nẵng
Bản đồ định hướng hệ thống cấp điện Đà Nẵng

Bản đồ định hướng cấp nước Đà Nẵng

Bản đồ định hướng cấp nước Đà Nẵng
Bản đồ định hướng cấp nước Đà Nẵng

Bản đồ định hướng thoát nước mưa Đà Nẵng

Bản đồ định hướng thoát nước mưa Đà Nẵng
Bản đồ định hướng thoát nước mưa Đà Nẵng

Bản đồ định hướng thoát nước bẩn Đà Nẵng

Bản đồ định hướng thoát nước bẩn Đà Nẵng
Bản đồ định hướng thoát nước bẩn Đà Nẵng

Bản đồ định hướng đánh giá tác động môi trường tp Đà Nẵng

Bản đồ định hướng đánh giá tác động môi trường tp Đà Nẵng
Bản đồ định hướng đánh giá tác động môi trường tp Đà Nẵng

Bản đồ thuyết minh Quy hoạch chung của thành phố Đà Nẵng

Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đà nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Bản đồ thuyết minh Quy hoạch chung của thành phố Đà Nẵng
Bản đồ thuyết minh Quy hoạch chung của thành phố Đà Nẵng

Bản đồ định hướng phê duyệt 2020 Đà Nẵng

Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đà nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Bản đồ định hướng phê duyệt 2020 Đà Nẵng
Bản đồ định hướng phê duyệt 2020 Đà Nẵng

Bản đồ Đà Nẵng online

Xem bản đồ chỉ đường tp Đà Nẵng trực tuyến

Bản đồ vệ tinh Đà Nẵng

Thư viện bản đồ Đà Nẵng cho các bạn tham khảo, nếu có thêm bảo đồ nào hay thì gửi cho Ứng dụng mới để có thể chia sẻ cho các bạn đọc được nhiều hơn nhé

Previous articleTổng hợp hình ảnh Bản đồ Việt Nam, bản đồ hành chính 63 tỉnh/thành Việt Nam
Next articleWebGIS là gì? Đặc điểm và ứng dụng WebGIS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.