Khái quát phương pháp đánh giá đất theo FAO

0
14858

1. Hướng dẫn của FAO về đánh giá đất đai

Trong tổng hợp báo cáo của FAO (1995) cho thấy tỷ lệ của sự suy thoái đất đai đang tiếp tục gia tăng. Tuy nhi ên, sự suy thoái đất đai có thể được chỉnh sửa nếu đất đai được sử dụng một cách hợp lý hay tất cả các chức năng của đất đai được quan tâm suy nghĩ từ góc độ của địa phương, quốc gia v à toàn cầu, ngược lại sự suy thoái đất đai càng nghiêm trọng hơn ở những nơi không có quy hoạch sử dụng đất đai hoặc thực hiện theo thứ tự, hoặc nếu có  một  quyết định sử dụng đất đai sai hay định kiến l ãnh đạo sử  dụng đất không hợp lý.

Ðể khắc  phục  tình trạng này, có thể có những biện pháp như  đối với việc tránh tác động tổn hại nhiều đến sự phát triển và đạt được  một sự bền vững trong phát triển nông nghiệp. Có phương pháp điều chỉnh việc sử dụng đất đai được trình bày, đó là một hoạt động được xác định trên nền tảng của qui luật chắc chắn có hiệu quả đối với từng thời kỳ sử dụng đất. Một khoảnh  đất được xem là thích hợp khi sử dụng có hiệu quả đối với cả lúa, thổ cư và được đánh giá thông qua việc định lượng. Kết quả nghi ên cứu cho thấy rằng phương pháp này đóng góp cho kế hoạch sử dụng đất trong việc t ìm ra chương trình để điều chỉnh đối với trồng lúa là đất được sử dụng ổn định và có những kiến nghị cho sự phát triển ổn định lâu dài.

Một số nghiên cứu chỉ rõ hơn trong sử dụng đất đai là cần đảm bảo một hệ sinh thái bền vững và hệ thống xã hội phát triển hoặc là tạo ra kết quả của sự suy giảm tài nguyên. Do vậy, để phục hồi tình trạng cân bằng giữa sự phá hoại và sự hữu dụng của tài nguyên là vấn đề quan trọng cho cả hai: con người và những đặc điểm tự nhiên trong hệ sinh thái. Cần có sự phân tích hiện trạng và tiềm năng sử dụng đất đai, từ đó cho phép phục hồi lại đất đai, xác định các nhân tố giới hạn mà từ đó có thể được làm hạn chế bớt đi hoặc ngưng suy thoái đất đai và sản xuất gia tăng (Geerling and Bie, 1986).

Ðã từ lâu, con người đã biết dựa vào điều kiện tự nhiên để cải tạo tự nhiên từng bước cho phù hợp và có nhiều bài học kinh nghiệm đắt giá. Như kết quả nghiên cứu của Lê Quang Trí (1996) đã chứng minh được: kinh nghiệm của người nông dân dưới ảnh hưởng khác nhau của sự hạn chế về mặt tự  nhiên, nhưng những người nông dân trong vùng đất phèn đ ã phát  triển những kiểu thực hành khác nhau để khắc phục những hạn chế về đất trong sản xuất của họ, và cho những kết quả khả quan trong việc khai thác tốt t ài nguyên đất và nước như:

  •  Chọn lựa cơ cấu cây trồng thích hợp và mùa vụ thích hợp như lúa,  khoai, mía
  •  Việc tưới và hệ thống kinh tiêu nước cho vùng lúa năng suất cao.
  •  Tạo lớp đất bồi cho hoa màu trồng cạn.
  •  Tạo lớp đất bồi thấp cho cây lúa từ sự canh tác lúa mùa địa phương.
  •  Thêm cỏ hoặc rơm phủ trên mặt của lớp đất bồi sau khi trồng hoa màu cạn.
  •  Không cày cho việc canh tác 2 vụ lúa cao sản.
  •  Xây dựng đê, đập, cống thoát trên vùng nhiễm mặn.
  •  Xây dựng hệ thống rãnh cho hệ thống Lúa-Tôm càng xanh trên những vùng nước ngọt.
  •  Xây dựng hệ  thống rãnh cho việc nuôi Tôm-Cua trên những vùng đất phèn, mặn.

Kết quả đã để lại một hiện trạng đặc thù của Ðồng bằng sông Cửu long, từ chỗ chỉ dựa vào tự nhiên là chủ yếu để khai thác môi trường chưa biến đổi lớn, tiến đến mục tiêu gia tăng lương thực, nhất là sau năm 1975, dẫn đến tình trạng khai thác độc canh làm môi trường tài nguyên bị phá huỷ. Nền nông nghiệp chỉ thiên về khai thác tài nguyên tự nhiên mà chưa chú trọng đúng mức đến việc tái tạo chúng (làm mặn hoá hoặc phèn hóa một số vùng). Vì vậy, hiện trạng này cần phải được chú ý giải quyết và mục tiêu quan trọng là phải bảo đảm an toàn lương thực, đồng thời phải đa dạng hoá nền nông nghiệp, tức là đa dạng hóa cơ cấu sử dụng đất và mục tiêu bảo vệ môi trường.

Ðặc biệt từ kết quả đánh giá thích nghi đất đai cho mục tiêu phát triển nền nông nghiệp sinh thái đã đề ra những biện pháp kỹ thuật đặc thù. Riêng ở ÐBSCL với đề tài nghiên cứu – Phát triển phương thức quản trị đối với vùng đất phèn dựa vào kinh nghiệm của nông dân và kiến thức của chuyên gia đã cho thấy:

  •  Trong thực tế chất lượng đất đai quyết định cơ bản đến các kiểu sử dụng đất, cơ cấu mùa vụ (trên vùng đất phèn).
  •  Công tác đánh giá thích nghi đất đai được thực hiện ở cấp độ nông trang   để có những quyết định quản lý tối ưu dùng để cải tiến nâng cấp thích nghi, để từ đó sẽ có những đề nghị về khoa học kỹ thuật mới cho từng đặc thù của từng vùng như kiểu sử dụng đất, cơ cấu mùa vụ và loại cây trồng (Lê Quang Trí, 1996).

Các nhà khoa học của FAO đã xây dựng nên một hệ thống khả năng phân hạng thích nghi đất đai cho các kiểu sử dụng đất đai khác nhau. Đây là hệ thống bao gồm các nguyên tắc và quan điểm trên cơ sở đánh giá thích nghi cấp quốc gia, cấp vùng và cấp địa phương.

Mục đích của việc xây dựng hệ thống đánh giá đất đai FAO là:

  • Xác định và xây dựng nguyên lý, quan điểm và qui trình đánh giá đất đai cho sử dụng đất nông nghiệp như : trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; hay cho lâm nghiệp, bảo tồn thiên nhiên.
  •  Có khả năng áp dụng được cho toàn cầu cũng như xuống đến cấp địa phương của cả các quốc gia đã phát triển và đang phát triển.
  •  Có được cái nhìn tổng quát về những đặc tính tự nhiên của đất đai, những chiều hướng về kinh tế xã hội, và sự thay đổi môi trường, cũng như các biện pháp kỷ thuật đang áp dụng của đất đai và sử dụng đất đai. Từ đó cung cấp những thông tin cần thiết cho qui hoạch sử dụng đất đai.
  •  Hệ thống này được sử dụng như là nền tảng để đánh giá các hệ thống đánh giá đất đai hiện có thông qua sự so sánh và kết quả.
  •  Với hệ thống này sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu thành những hệ thống đánh giá đất đai mới riêng cho các vùng chuyên bi ệ hệ thống này đã và đang được áp dụng rộng rãi cho các nước trên thế giới.

2. Một số khái niệm trong đánh giá đất đai theo FAO

Theo FAO (1976): Đánh giá đất đai là quá trình so sánh đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại sử dụng đất yêu cầu phải có.

Theo A.Young: Đánh giá đất đai là quá trình đoán định tiềm năng của đất cho một hoặc một số loại sử dụng đất được chia ra để lựa chọn.

Đánh giá đất đai (Land assactment): Là quá trình xác định tiềm năng của đất cho một hay nhiều mục đích sử dụng được lựa chọn. Cũng có thể hiểu đánh giá đất đai là một bộ phận của phân loại đất đai trong đó cơ sở phân loại là xác định mức độ thích hợp của việc sử dụng đất.

Như vậy đánh giá đất đai là quá trình thu thập thông tin, xem xét toàn diện và phân hạng là việc làm cụ thể để phân định ra mức độ thích hợp cao hay thấp. Kết quả đánh giá, phân hạng đất đai được thể hiện bằng bản đồ, báo cáo và các bảng biểu số liệu kèm theo.

3. Khái quát quy trình đánh giá đất đai

Qui trình đánh giá đất đai đượcthực hiện theo các bước sau:

1). Xây dựng các đơn vị bản đồ đất đai

Dựa trên cơ sở kết quả điều  tra khảo  sát các  điều kiện  đất đai như: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, nước, thực vật, …. Để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. Mỗi đơn vị bản đồ đất đai có những đặc tính đất đai riêng khác so v ới những đơn vị bản đồ đất đai khác.

2). Chọn lọc và mô tả kiểu sử dụng đất đai

Chọn lọc, mô tả kiểu sử dụng đất hiện tại phù hợp và liên quan đến mục tiêu chính sách và phát triển đã được xây dựng bởi các nhà qui hoạch cũng như phải phù hợp với những điều kiện về kinh tế  xã hội và tự nhiên môi trường trong khu vực đang thực hiện.

3). Chuyển đổi những đặc tính đất đai

Chuyển đổi những đặc tính đất đ ai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai thành các chất lượng đất đai có ảnh hưởng trực tiếp đến các kiểu sử dụng đất đ ai đã được chọn lọc.

4). Xác định yêu cầu về đất đai

Xác định yêu cầu về đất đai cho các kiểu sử dụng đất đai đã chọn lọc, hay gọi là yêu cầu sử dụng đất đai trên cơ sở của các chất lượng đất đai.

Đối chiếu giữa yêu cầu sử dụng đất đ ai của các kiểu sử dụng đất đai được diễn tả dưới dạng phân cấp yếu tố với các chất lượng trong mỗi đơn vị bản đồ đất đai được diễn tả dưới dạng yếu tố chẩn đoán. Kết quả cho được sự phân hạng khả nă ng thích nghi đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai với từng kiểu sử dụng đất đ ai.

Đánh giá đất đai là sự so sánh giữa các dữ liệu về nguồn tài nguyên thiên nhiên và những yêu cầu về quản trị và bảo vệ môi trường của sử dụng đất đai. Do đó trong việc thực hiện cần phối hợp đa ngành bao gồm các nhà khoa học về đất, cây trồng, hệ thống canh tác, cũng như các chuyên gia về lâm nghiệp, kinh tế và xã hội. Tùy theo từng vùng và mục đích đánh giá qui hoạch sử dụng đất đai cho từng vùng khác nhau mà thành phần các nhà khoa học tham gia cũng thay đổi.

Các bước thực hiện trong quy trình đánh gia đất đai được trình bày một cách hệ thống trong sơ đồ

Hình 1: Qui trình đánh giá đất đai cho qui hoạch sử dụng đất đai.

4. Những nguyên tắc của đánh giá đất đai

Sáu nguyên tắc cơ bản sau đây được sử dụng cho cho đánh giá đất đai theo FAO, 1976:

  • Nguyên tắc 1: Khả năng thích nghi đất đai phải được đánh giá và phân hạng cho một loại sử dụng chuyên biệt.
  • Nguyên tắc 2: Đánh giá đòi hỏi phải có sự so sánh về lợi nhuận và  mức  đầu tư cần thiết cho từng kiểu sử dụng đất đai khác nhau.
  • Nguyên tắc 3: Đánh giá đất đai đòi hỏi phải đa ngành.Các đề án đánh giá đất đai ở các nước đang phát triển thường thiếu những kiến thức thông tin có hiệu quả về những điều kiện về môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội, mà những yếu tố này có liên quan đến vùng đang nghiên cứu.
  • Nguyên tắc 4: Đánh giá cần phải đứng trên quan điểm sự ảnh hưởng và liên quan các yếu tố về môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội đến vùng đang nghiên cứu. Khi đánh giá đất đai, thường những hậu quả về sinh thái môi trường như: đất xói mòn, gia tăng bệnh sốt rét, sự mặn hóa, thiếu nguồn nước ngọt ở hạ lưu…. không được chú ý đề cập đến trong khi thực hiện. Nên trong các đề án lâu dài thường bị thất bại là do các kết quả trên đem lại.
  • Nguyên tắc 5: Đánh giá phải xây dựng  trên nền tảng tính bền vững. Đánh giá đất đai đôi khi được thực hiện một cách độc lập để xác định tính thích nghi của một kiểu sử dụng chuyên biệt nào đó, thí dụ như chỉ cho cây mía mà quên đi khả năng cho lợi nhuận cao hơn khi so sánh với các kiểu sử dụng khác.
  • Nguyên tắc 6: Đánh giá thích nghi thường phải so sánh nhiều kiểu sử dụng với nhau.

5. Mức độ chi tiết và tỉ lệ khảo sát cho đánh giá đất đai

Đánh gia đất đai được thực hiện ở các cấp độ khác nhau tùy thuộc vào kết quả của các tỉ lệ bản đồ khác nhau. Theo Young, 1976 thì có thể phân biệt ra 6 mức độ khác nhau để khảo sát cho đánh giá đất đai:

  •  Tỷ lệ biên soạn: ở mức độ này thì bản đồ đánh giá đất đai được biên soạn dựa trên cơ sở các tư liệu đã có trước và được tổng hợp lại trong phạm vi toàn thế giới hay một vùng lớn. Tỉ lệ sử dụng là 1/1.000.000 hay nhỏ hơn. Phương pháp sử dụng là đánh giá chất lượng  đất  đai. Kết quả được sử dụng để đánh giá  nguồn  tài nguyên  để giải quyết vấn đề lương thực trên thế giới hay trong vùng. Trong điều kiện Việt Nam, mức độ này được thực hiện ở tỷ lệ 1/1.000.000 đến 1/5.000.000.
  •  Tỷ lệ khảo sát thăm dò: dựa trên cơ sở biên soạn các tài liệu đang có và bổ sung thêm một số thông tin từ các lát cắt thực địa xuyên qua các vùng chưa biết. Mức độ này thường áp dụng cho cấp  quốc  gia,  với tỉ lệ thay đổi  từ  1/1.000.000  đến  1/250.000. Vẫn sử dụng phương pháp đánh giá chất lượng đất đai. Ở mức độ này dùng để kiểm kê tài nguyên thiên nhiên của quốc gia. Trong điều kiện Việt Nam, mức độ này được thực hiện ở tỷ lệ cả nước 1/1.000.000.
  •  Tỷ lệ khảo sát sơ bộ: theo FAO, thì đây là mức độ thấp để kiểm kê nguồn tài  nguyên  thiên nhiên trong  một  vùng  của  một  quốc gia. Mức độ này để xác định những nhóm sử dụng chính cho từng vùng. Tỉ lệ thực hiện là  1/100.000  đến  1/250.000.  Áp dụng phương pháp đánh giá chất lượng đất đai và bán số lượng đất đai. Kết quả có thể sử dụng cho việc chọn khả năng ưu tiên phát triển của các đề án trong vùng. Trong điều kiện Việt Nam, mức độ này được thực hiện ở cấp vùng với tỷ lệ 1/250.000
  •  Tỷ lệ bán chi tiết: theo FAO đây là mức độ trung bình thường thực hiện trong các  khu vực mà kết quả khảo sát thăm dò cho thấy có nhiều triển vọng phát triển. Mục tiêu của mức độ này là chọn những kiểu sử dụng chuyên biệt cho từng khu vực để hổ trợ cho việc xây dựng các dự án khả thi. Áp dụng từng phần phươ ng pháp đánh giá số lượng đất đai. Tỉ lệ bản đồ sử dụng là 1/25.000 đến 1/100.000. Kết quả sử dụng cho thực hiện dự án khả thi và qui  hoạch vùng nông thôn. Trong điều kiện Việt Nam,  mức độ này được thực hiện ở cấp Tỉnh với tỷ lệ 1/100.000 cho tỉnh lớn và 1/50.000 cho tỉnh có diện tích nhỏ.
  •  Tỷ lệ chi tiết: theo FAO đây là mức độ cao cần thiết thực hiện để phát triển dự án khả thi trong từng khu vực nhỏ. Áp dụng phươ ng pháp đánh giá số lượng chi tiết đất đai. Tỉ lệ sử dụng là 1/10.000 đến 1/25.000. Kết quả được sử dụng để cung cấp thông tin cho vùng  dự  án  và  qui  hoạch  Huyện  hay liên  xã  nông  thôn.  Trong điều kiện Việt Nam, mức độ này được thực hiện ở cấp Huyện với tỷ lệ 1/25.000.
  •  Tỷ lệ thật chi tiết: theo FAO đây là mức độ rất cao để cung cấp thông tin và tư liệu cho việc quyết định cách quản lý v à cải thiện về  canh  tác  trong  nông  trang  như  áp  dụng  hệ  thống  tưới,  khu chuyên biệt cho từng loại cây hay lượng phân bón cần áp dụng. Tỉ lệ lớn hơn 1/10.000. Kết quả dùng để qui hoạch xã thôn hay trang trại. Trong điều kiện Việt Nam, mức độ này được thực hiện ở  cấp  Xã  với  tỷ lệ  1/5.000,  tuy nhiên  tùy điều  kiện  mà  có  thể thực hiện quy hoạch cấp ấp (xóm, làng hay thôn)

 

Previous articleGiới thiệu chung về DEM mô hình số độ cao
Next articleCác phương pháp đánh giá đất đai cho dân đất đai tham khảo

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.