Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) phóng thành công vệ tinh viễn thám Sentinel-2B

0
2401

Sau nhiều tháng chuẩn bị, thực hiện kiểm tra tích hợp và mô phỏng hoạt động, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã phóng thành công vệ tinh quan trắc Trái đất mới mang tên Sentinel-2B vào 01:49 giờ GMT ngày 7 tháng 3 năm 2017 bằng tên lửa Vega từ bãi phóng của Châu Âu tại đảo Kourou (lãnh thổ hải ngoại của Pháp).

Hình ảnh vệ tinh Sentinel 2B được phóng lên quỹ đạo
Hình ảnh vệ tinh Sentinel 2B được phóng lên quỹ đạo

Việc phóng vệ tinh Sentinel-2B là cột mốc quan trọng tiếp theo trong chương trình môi trường Copernicus của châu Âu. Sentinel-2B sẽ kết hợp với “người anh em song sinh” có khoảng cách vĩ độ là 180° mang tên Sentinel-2A đã nằm trong quỹ đạo từ tháng 6/2015 để thực hiện nhiệm vụ chụp ảnh vòng quanh Trái đất, với độ rộng dải chụp 290km và cung cấp các bộ dữ liệu chất lượng cao.

Vệ tinh Sentinel-2B đã được vận chuyển đến Kourou vào đầu tháng 1 để thử nghiệm, tiếp nhiên liệu, lắp đặt vào bệ đỡ tên lửa Vega nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phục hồi của hệ thống tăng áp trên đại dương. Để tránh nguy cơ va chạm với các cặp vệ tinh sẵn có trong quỹ đạo, Sentinel-2B đã được phóng hướng đến vị trí dưới quỹ đạo mong muốn cuối cùng 11km. Để có một bệ phóng thành công, đội ngũ kỹ thuật đã phải lên kế hoạch cho một “chuỗi nâng cơ động” với chiều dài quỹ đạo tăng dần để mang vệ tinh vào quỹ đạo cuối cùng của nó.

Là thành viên gia đình Sentinel Mission của ESA và là vệ tinh thứ năm thuộc chương trình môi trường Copecnicus của châu Âu được phóng vào không gian, Sentinel-2B được trang bị thiết bị tối tân như radar và dụng cụ hình ảnh đa phổ có độ phân giải cao với 13 kênh phổ để bao quát tất cả các điểm thay đổi trên bề mặt Trái đất, thảm thực vật, đại dương và giám sát khí quyển. Trong khi chỉ với một vệ tinh Sentinel-2A, thời gian quan sát Trái đất hiện nay là 10 ngày thì sự ra mắt của Sentinel-2B sẽ giảm đi một nửa thời gian thực chỉ còn 5 ngày, và chỉ 3 ngày bay quanh châu Âu để có những hình ảnh của toàn cầu. Đồng thời dữ liệu Sentinel- 2 có thể được sử dụng trong nhiều ứng dụng, từ nông nghiệp đến lâm nghiệp như lập bản đồ những thay đổi về bề mặt Trái đất và giám sát các khu rừng trên thế giới. Dữ liệu này cũng cung cấp thông tin về ô nhiễm hồ nước và ô nhiễm nguồn nước ven biển. Vệ tinh Sentinel cũng đóng vai trò trong việc cung cấp thông tin về an ninh dân sự bằng cách giám sát lũ lụt, các hoạt động núi lửa, sạt lở đất, và có thể được sử dụng cho các nỗ lực cứu trợ nhân đạo trong thiên tai.

Phối hợp thực hiện sứ mệnh này có sự hợp tác chặt chẽ của Ủy ban châu Âu, hiệp hội các công ty công nghiệp bao gồm khoảng 60 công ty, dẫn đầu là Cơ quan Không gian và Quốc phòng Airbus, Cơ quan vũ trụ CNES của Pháp và các nhà cung cấp dịch vụ Copernicus.

Tác giả bài viết: P. Khoa học & Hợp tác quốc tế

Nguồn tin: Cục Viễn thám quốc gia

Previous articleỨng dụng công nghệ Viễn thám trong đời sống
Next articleCác hệ tọa độ dùng trong xây dựng có thể bạn chưa biết

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.