1. Những tính chất cơ bản của ký hiệu bản đồ
1.1. Vai trò của ký hiệu bản đồ
- Dạng (hoặc cấu trúc) hình vẽ ký hiệu gợi cho ta liên tưởng đến đối tượng cần phản ánh.
- Bản thân ký hiệu phải chứa trong đó một nội dung nào đó về số lượng, chất lượng, cấu trúc động lực phát triển của đối tượng cần phản ánh trên bản đồ.
- Ký hiệu trên bản đồ phải phản ánh vai trò của đối tượng trong không gian và vị trí tương quan của nó với các yếu tố khác. Các ký hiệu được sắp xếp theo một quy định thống nhất trong không gian.
Hệ thống các ký hiệu tạo thành một loại ngôn ngữ gọi là ngôn ngữ bản đồ. Chức năng của ngôn ngữ bản đồ là truyền đạt nội dung của bản đồ. Ký hiệu bản đồ nằm trong cả hệ thống ký hiệu. Hệ thống ký hiệu là toàn bộ những ghi chú quy ước dùng trên bản đồ của tỷ lệ nhất định, của ý nghĩa, của nội dung và đặc tính sử dụng. Chúng có khả năng ghi nhận, hình thức hoá và hệ thống hoá các kiến thức, chúng phục vụ cho khả năng hình thành các tri thức, các ý tưởng khoa học (tức là khả năng nghiên cứu lý thuyết).
Sự hình thành nhiều khái niệm khoa học không thể có được nếu không đưa ra hệ thống ký hiệu và vận dụng chúng một cách sáng tạo. Dạng bên ngoài của sự quy ước, sự liên kết và kết hợp chúng tạo cho quá trình sáng tạo suy tư, dễ dàng cho sự hiểu biết sâu mối liên hệ phức tạp. Nghiên cứu hệ thống ký hiệu từ cơ sở ký hiệu học giúp cho ta biết thêm những điều khác biệt, chỉ ra thực chất của ký hiệu như là ngôn ngữ khoa học riêng của bản đồ học và hơn nữa tìm con đường để hoàn thiện nó.
1.2. Những tính chất cơ bản của ký hiệu bản đồ
2.Hệ thống ký hiệu bản đồ
2.1. Ký hiệu bản đồ
- Chỉ ra dạng, loại đối tượng và các đặc tính về số lượng, chất lượng của đối tượng.
- Xác định vị trí không gian của các đối tượng, hiện tượng và sự phân bố của chúng (ví dụ sự phân bố các điểm dân cư, mật độ dân cư…).
- Vẽ ký hiệu đơn giản: các ký hiệu phải được tạo thành từ phần tử đơn giản, dễ vẽ: các dạng hình học như điểm, đoạn thẳng, hình tam giác, hình vuông, hình tròn,cung tròn…
- Ký hiệu phải rõ ràng, đẹp: khi vẽ và sử dụng không gây nhầm lẫn.
- Tiện dụng, dễ dàng khôi phục hình ảnh thật của đối tượng.
- Đáp ứng khả năng sinh học của mắt, màu sắc ký hiệu phải dựa vào thói quen sử dụng, điều kiện khí hậu, đặc tính dân tộc, địa phương.
2.1.1. Cú pháp của hệ thống ký hiệu bản đồ
- Xây dựng và hệ thống hoá ký hiệu bản đồ theo các phần tử cấu tạo và theo khả năng đường nét.
- Nghiên cứu khả năng kết hợp đường nét trong một ký hiệu để tạo ra một dãy ký hiệu.
- Nghiên cứu, phối hợp không gian của ký hiệu và xây dựng chúng cho hợp lý.
Các ký hiệu bản đồ đều có cấu trúc từ các phần tử là: điểm, đường, diện tích. Đặc trưng của cú pháp bản đồ là hình dáng, kích thước, hướng, cấu trúc bên trong, độ sáng và sắc thái của ký hiệu. Dựa vào các đặc trưng của cú pháp bản đồ người ta có thể chia các ký hiệu thành từng nhóm, hoặc tách lớp nội dung bản đồ theo các đặc trưng cú pháp ký hiệu bản đồ (dùng trong công nghệ bản đồ số).
Nhiệm vụ của cú pháp bản đồ còn bao gồm cả việc tạo và biến đổi các ký hiệu riêng, chi tiết thành các ký hiệu chung, tổng hợp. Đây chính là cơ sở để tổng quát hoá bản đồ trong công nghệ truyền thống và công nghệ tự động hoá bản đồ. Nó cũng tạo ra khả năng tự động hoá sản xuất và sử dụng bản đồ.
2.1.2. Ngữ nghĩa của hệ thống ký hiệu
Các đối tượng và hiện tượng thể hiện trên bản đồ được đặc trưng bởi một loạt các dấu hiệu (thông số) để chỉ ra vị trí, tính chất, nguồn gốc sự vận động, động thái của chúng… Sự phụ thuộc, mối liên hệ ngữ nghĩa của ký hiệu và đối tượng là: trong hình ảnh bản đồ (ký hiệu hay hệ thống ký hiệu) thì các thông số đặc trưng này phải được thể hiện rõ ràng. Khi thiết kế ký hiệu cần tìm và đưa ra khả năng đường nét, màu sắc hợp lý để thể hiện tốt các dấu hiệu, đặc trưng của đối tượng, hiện tượng bản đồ (đặc trưng số lượng, chất lượng, động thái phát triển). Bằng khả năng đường nét của ký hiệu có thể tách ra các dấu hiệu chính, phụ của đối tượng. Khả năng này tạo điều kiện thuận lợi cho đọc bản đồ theo thứ tự tìm kiếm thông tin từ cao xuống thấp, từ chung đến riêng, từ khái quát đến chi tiết. Mối liên hệ giữa ngữ nghĩa của ký hiệu được xác định trong bảng chú giải bằng ngôn ngữ tự nhiên.
Trong bảng chú giải không những giải thích ý nghĩa mỗi ký hiệu mà còn chỉ ra các nhóm và phân nhóm của chúng…hay nói cách khác khi nhìn vào bảng chú giải có thể biết được nội dung của bản đồ.
Trên bản đồ khi kết hợp không gian mối liên hệ ký hiệu thì sẽ có ý nghĩa rộng hơn, sâu hơn và mở rộng khả năng truyền đạt thông tin. Vai trò ngữ nghĩa của ký hiện bản đồ có thể chia ra nhiều mức độ khác nhau:
- Mức thấp là các ký hiệu cơ bản để truyền đạt thông tin có giới hạn (ví dụ đường bình độ trên bản đồ là ký hiệu phản ánh một đường nối liền các điểm có cùng độ cao trên thực địa).
- Mức cao là sự kết hợp không gian của các ký hiệu (hệ thống các đường bình độ cho thông tin ở mức cao hơn: đó là các dạng địa hình, độ cao, độ dốc,…) tạo ra các khái niệm và các ý nghĩa mới rộng hơn.
Xác định ngữ nghĩa của ký hiệu bản đồ còn liên quan đến việc phân loại đối tượng bản đồ, chi tiết hoá thứ bậc ngữ nghĩa phụ thuộc vào tỷ lệ và ý nghĩa, mục đích bản đồ cần thành lập.
2.1.3. Ngữ dụng của hệ thống ký hiệu bản đồ
2.2. Phân loại ký hiệu bản đồ
2.2.1. Ký hiệu điểm
2.2.2. Ký hiệu tuyến tính
2.2.3. Ký hiệu diện tích
Các ký hiệu diện tích được dùng để biểu thị những đối tượng mà diện tích của chúng có thể được biểu đạt được trong tỷ lệ của bản đồ. Đường viền của đối tượng có thể được vẽ bằng nét liền, nét đứt hoặc bằng các điểm chấm. Bên trong phạm vi của đường viền có thể dùng màu sắc, hình vẽ và các ghi chú bằng chữ hoặc số để biểu thị các đặc trưng của đối tượng cần thể hiện. Các ký hiệu diện tích chỉ rõ được vị trí của đối tượng và một số đặc điểm khác củ nó (kích thước, hình dạng và các dấu hiệu về chất lượng). Màu sắc và chữ trên bản đồ cũng thuộc hệ thống ký hiệu bản đồ và là một phần nội dung không thể thiếu được của bản đồ. Màu sắc là phương tiện tạo hình mạnh nên được dùng rộng rãi trong suốt quá trình thành lập bản đồ. Dùng màu như một ký hiệu quy ước để phản ánh cả đặc tính chất lượng và số lượng của hiện tượng. Màu sắc trên bản đồ còn làm tăng số lượng thông tin cần có mà không làm giảm bớt độ đọc bản đồ, phản ánh cả đặc tính không gian lãnh thổ, đồng thời có sự kết hợp màu sắc hài hoà để tăng tính thẩm mỹ cho bản đồ. Vì vậy màu sắc là một thành phần của ngôn ngữ bản đồ. Mọi ghi chú trên bản đồ đều dùng chữ và số thông qua kiểu chữ, cỡ chữ…tức là dùng các tính chất đồ hoạ để phản ánh đặc tính chất lượng và số lượng của hiện tượng, phân biệt các loại hiện tượng tự nhiên hay xã hội trên bản đồ.
Các ghi chú có thể phân thành hai nhóm:
- Ghi chú giải thích: Dùng để giải thích về loài hoặc loại của các đối tượng được biểu thị trên bản đồ và những đặc trưng về chất lượng và số lượng của chúng. Các ghi chú giải thích thường có dạng ngắn gọn và đơn giản. –
- Ghi chú tên riêng: Bao gồm tên các đối tượng thủy văn (sông, biển hồ…), tên các đối tượng sơn văn (dãy núi, đỉnh núi..), tên của các đối tượng kinh tế – xã hội (tên các nước, lên các đơn vị hành chính, tên các điểm dân cư…).
Các kiểu và kích thước của các chữ và số ghi chú giải thích thường được phân biệt theo sự khác nhau của các đặc trưng chất lượng và số lượng của các đối tượng.
Bảng 1 là một số dạng ký hiệu bản đồ.