Những kiến thức cơ bản mà dân trắc địa nào cũng cần phải biết

0
5223

nhung-kien-thuc-co-ban-ve-trac-dia

Sự phát triển của nền đại công nghiệp trong đó có ngành điện năng, luyện kim … đã đặt cho ngành trắc địa công trình nhiều nhiệm vụ: Trắc đạc phải đi đầu trong việc khảo sát, thi công, lắp ráp, và nghiệm thu các công trình xây dựng.

Xem thêm: Đo vẽ nhà đất – khái niệm và dịch vụ đo vẽ nhà đất

1. Khái quát về trắc địa

1.1. Định nghĩa

Trắc đạc là môn khoa học về trái đất có nhiệm vụ xác định hình dạng và kích thước của quả đất và thể hiện một phần bề mặt trái đất dưới dạng bản đồ, bình đồ mặt cắt ….

1.2. Phân cấp

Tùy theo phạm vi và mục đích đo vẽ, trắc đạc còn chia ra nhiều ngành hẹp :

  •  Trắc địa cao cấp : nghiên cứu hình dạng và kích thước quả đất, nghiên cứu sự chuyển động ngang và chuyển động đứng của lớp vỏ quả đất, xác định tọa độ và cao độ các địa điểm trắc địa cơ bản của mỗi quốc gia để làm cơ sở cho việc thành lập bản đồ cho riêng mỗi nước. Vì khu vực đo vẽ rất rộng lớn nên phải xét đến độ cong của mặt đất.
  •  Trắc địa phổ thông : nghiên cứu việc đo vẽ bản đồ một khu vực nhỏ trên mặt đất, vì khu vực nhỏ nên có thể mặt đất ở đây như là mặt phẳng, do đó việc tính toán sẽ đơn giản hơn.
  •  Trắc địa công trình : nghiên cứu việc xây dựng lưới trắc địa cơ sở để phục vụ thiết kế và thi công công trình, lập bình đồ tỉ lệ lớn và mặt cắt để phục vụ công tác thiết kế, hướng dẫn thi công lắp ráp phần vỏ và ruột công trình, lập bản vẽ nghiệm thu, quan sát sự biến dạng của công trình.
  •  Trắc địa ảnh : nghiên cứu các phương pháp chụp ảnh và khai thác các ảnh chuyên để thành lập bản đồ địa hình.
  •  Bản đồ học : nghiên cứu việc thành lập các loại bản đồ chuyên đề. Phần giáo trình này nhằm mục đích cung cấp cho sinh viên các ngành xây dựng thủy lợi, giao thông, kiến trúc … một số kiến thức cơ bản về trắc địa phổ thông và trắc địa công trình, tức là những kiến thức về đo vẽ bản đồ tỉ lệ lớn của một khu vực nhỏ, đồng thời cũng cung cấp những kiến thức về trắc địa phục vụ xây dựng và thi công công trình.

Để giải quyết nhiều nhiệm vụ khoa học kỹ thuật khác nhau, trắc địa đã sử dụng những kiến thức thuộc các ngành khoa học khác như: toán, thiên văn, địa mạo, địa chất, chụp ảnh, tin học

2. Nhiệm vụ và vai trò của trắc địa

2.1. Đối với xã hội:

Thành quả của môn học trắc đạc có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn đối với nền kinh tế quốc dân. Các loại bản đồ, bình đồ là cơ sở để thể hiện kết quả nghiên cứu của các ngành địa chất, địa lý, địa vật lý, địa mạo … các loại bản đồ địa hình rất cần thiết cho các công tác quy hoạch, phân bố lực lượng lao động, thăm dò khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, cần thiết cho việc thiết kế các loại công trình, qui hoạch đất đai, tổ chức sản xuất nông nghiệp, xây dựng hệ thống tưới tiêu trên đồng ruộng. Sự phát triển của nền đại công nghiệp trong đó có ngành điện năng, luyện kim … đã đặt cho ngành trắc địa công trình nhiều nhiệm vụ: Trắc đạc phải đi đầu trong việc khảo sát, thi công, lắp ráp, và nghiệm thu các công trình xây dựng.

2.2. Trong quy hoạch, thiết kế và xây dựng công trình:

Đối với ngành xây dựng, trắc đạc luôn giử vị trí quan trọng hàng đầu, có thể thấy rỏ điều này khi nghiên cứu các giai đoạn để thực hiện một công trình: một con đường quốc lộ, một chiếc cầu, một trạm thủy điện, một chung cư….

Để thực hiện được một công trình trên mặt đất, công việc phải lần lượt trải qua 5 giai đoạn qui hoạch, khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu:

  •  Ở giai đoạn qui hoạch : thí dụ qui hoạch thủy lợi người kĩ sư phải sử dụng những bản đồ tỉ lệ nhỏ, trên đó sẽ vạch ra các phương án xây dựng công trình, vạch ra kế hoạch tổng quát nhất về khai thác và sử dụng công trình.
  •  Ở giai đoạn khảo sát : người kĩ sư phải biết đề xuất các yêu cầu đo vẽ bản đồ tỉ lệ lớn tại những khu vực ở giai đoạn qui hoạch dự kiến xây dựng công trình.
  •  Ở giai đoạn thiết kế : người kĩ sư phải có kiến thức về trắc đạc để tính toán thiết kế các công trình trên bản đồ, vẽ các mặt cắt địa hình.
  •  Ở giai đoạn thi công : người kĩ sư phải có kiến thức và kinh nghiệm về công tác trắc đạc để đưa công trình đã thiết kế ra mặt đất, theo dỏi tiến độ thi công hằng ngay.
  •  Ở giai đoạn nghiệm thu và quản lý công trình : là giai đoạn cuối cùng, người kĩ sư phải có hiểu biết về công tác đo đạc kiểm tra lại vị trí, kích thước của công trình đã xây dựng, áp dụng một số phương pháp trắc lượng để theo dỏi sự biến dạng của công trình trong quá trình khai thác và sử dụng.
  •  Đối với công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên: Các loại bản đồ địa hình rất cần thiết cho công tác thăm dò, sử dụng và quản lý các tài nguyên thiên nhiên. Công tác tổ chức quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của một quốc gia.
Previous articleHệ thống định vị Compass – một trong những hệ thống định vị toàn cầu bạn cần biết
Next articleLịch sử phát triển của ngành trắc địa đã và đang phát triển như thế nào ?

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.