Trong quá trình thiết kế ký hiệu, người sử dụng phải biết sử dụng một cách kết hợp và hài hoà các công cụ, các chức năng giúp vẽ chính xác đối tượng của MicroStation. (Tham khảo thêm cách sử dụng các công cụ vẽ đối tượng trong quyển MicroStation 95 User’s Guide)
Nội dung chính
1. Thiết kế ký hiệu dạng điểm và pattern.
Các ký hiệu dạng điểm và pattern được tạo thành các cell và chứa trong các thư viện cell riêng cho từng loại và từng tỷ lệ bản đồ khác nhau.
Kích thước các cell khi thiết kế tính theo đơn vị đo chính MU (Master Unit) và sẽ bằng kích thước của ký hiệu khi in ra giấy nhân với mẫu số của tỷ lệ bản đồ.
Trong quá trình thiết kế ký hiệu, người sử dụng phải biết sử dụng một cách kết hợp và hài hoà các công cụ, các chức năng giúp vẽ chính xác đối tượng của MicroStation. (Tham khảo thêm cách sử dụng các công cụ vẽ đối tượng trong quyển MicroStaiton 95 User’s Guide)
Cell type có 2 kiểu cell chính sau: Graphic, Point. Các thuộc tính đồ hoạ của một cell dạng graphic được đặt khi vẽ ký hiệu, trong khi các giá trị thuộc tính của một cell dạng point sẽ được đặt tại thời điểm vẽ cell.
Trước khi thiết kế một cell, người sử dụng phải tạo hoặc mở thư viện sẽ chứa cell đó, vẽ ký hiệu và tạo ký hiệu đó thành cell.
1.1. Cách tạo mới một thư viện chứa cell (cell Library).
1. Từ thanh Menu của MicroStation chọn Element → Cells, xuất hiện hộp hội thoại Cell Library.
2. Từ thanh Menu của Cell Library chọn File → New. Xuất hiện hộp hội thoại Create Cell Library.
3. Chọn seed file cho cell library bằng cách bấm vào phím Select (Xem phần chọn seed file).
4. Chọn thư mục chứa file.
5. Nhập tên thư viện cell với phần mở rộng là (.cel) trong hộp text files.
6. Bấm phím OK.
1.2. Cách tạo mới một cell.
1.Mở hoặc tạo mới cell library chứa cell
2.Vẽ ký hiệu;
3.Bao fence quanh ký hiệu vừa vẽ.
4.Chọn công cụ Define Cell Origin.
5. Bấm phím Data vào điểm đặt ký hiệu.
6. Trong hộp Cell Library bấm phím Create, xuất hiện hộp hội thoại Create New Cell.
7. Nhập tên cell vào hộp text Name (≤ 6 ký tự).
8. Nhập phần giải thích tên cell vào hộp text Description (≤ 27 ký tự).
9. Chọn kiểu cell.
10. Bấm phím Create.
1.3. Cách xoá một cell khỏi thư viện chứa cell.
1. Chọn cell trong hộp Cell Library.
2. Bấm phím Delete.
1.4. Cách sửa tên cell hoặc phần mở rộng tên cell.
1. Chọn cell
2. Bấm phím Edit, xuất hiện hộp hội thoại Edit Cell information.
3. Đánh tên cell mới và phần mởi rộng vào hộp text Name và Description.
4. Bấm phím Modify.
2. Thiết kế ký hiệu dạng đường.
Các ký hiệu dạng đường được thiết kế dưới dạng là các kiểu đường custom. Các kiểu đường dùng để biểu thị các đối tượng dạng đường của bản đồ được chứa trong thư viện kiểu đường (line style library) hay còn gọi là file resource. Ví dụ: DH-50.rsc. Để sử dụng được các kiểu đường này, các file resource bắt buộc phải được lưu trong thư mục \\win32app\ustation\wsmod\default\symb\*.rsc. Trong file resource mỗi một ký hiệu dạng đường được định nghĩa bao gồm tên ký hiệu, tên này được gắn với một kiểu định nghĩa đường. Có 3 kiểu định nghĩa đường.
- Kiểu Stroke pattern: Đường được định nghĩa dưới dạng là một nét đứt và một nét liền có chiều dài được xác định một cachs chính xác (đơn vị tính theo đơn vị chính_MU), lực nét của các nét liền cũng được xác định một cách chính xác, màu sắc của đường sẽ được định nghĩa tuỳ theo người sử dụng sau này.
- Kiểu point symbol: Một chuỗi các ký hiệu nhỏ gọi là các point symbol (được tạo giống như tạo cell) đặt dọc theo chiều dài của đối tượng, khoảng cách giữa các ký hiệu được xác định chính xác (theo đơn vị đo chính) dựa trên chiều dài của các nét liển của một đường dạng Stroke pattern.
- Kiểu compound: Kiểu đường này được tạo nên từ sự kết hợp bất kỳ các kiểu đường nào với nhau. Kiểu này thường được sử dụng khi tạo các ký hiệu dạng đường vừa thể hiện các nét và các ký hiệu nhỏ trải dọc theo đường. Tuỳ vào hình dáng và cách thể hiện ký hiệu dạng đường mà các ký hiệu được tạo dựa trên một trong ba kiểu đường trên.
2.1. Cách tạo mới một thư viện kiểu đường (Line style library).
1. Chọn công cụ Edit Line style trong thanh Primary Tools.
Xuất hiện hộp hội thoại Line style Editor
2. Từ thanh Menu của hộp hội thoại Line style Editor → File → New, xuất hiện hộp hội thoại Create Line Style Library.
3. Nhập tên thư viện mới vào hộp text files.
4. Không thay đổi đuờng dẫn (hoặc đường dẫn phải đúng như trong bảng ví dụ).
5. Bấm phím OK.
2.2. Cách mở một thư viện kiểu đường (Line Style Library).
1. Chọn công cụ Edit Line Style trong thanh Primary Tools, xuất hiện hộp hội thoại Line Style Editor.
2. Từ thanh Menu của hộp hội thoại Line Style Editor chọn File → Open, xuất hiện hộp hội thoại Open Line Style Library.
3. Chọn tên thư viện kiểu đường bên hộp danh sách tên files.
4. Bấm phím OK.
2.3. Cách tạo mới một đường kiểu Stroke
1. Mở hoặc tạo mới một thư viện chứa kiểu đường.
2. Xác định bước lặp của đường và các giá trị độ dài, độ rộng của mỗi nét gạch. Ví dụ: Kiểu đường mòn của bản đồ địa hình 1/50 000 có bước lặp gồm một nét gạch liền và một nét gạch đứt. Độ dài của nét gạch liền sẽ = 1mm × 50 000. Độ dài của nét gạch đứt sẽ = 0.8 mm × 50 000.
3. Từ thanh Menu của hộp hội thoại Line Style Editor chọn Edit → Create → Stroke Pattern, xuất hiện dòng chữ New stroke componet bên hộp text component.
4. Đánh tên mô tả kiểu đường đó thay thế cho dòng chữ new stroke component.
5. Bấm phím Add trong phần Stroke Pattern để định nghĩa nét gạch đầu tiên.
6. Bấm con trỏ để chọn nét gạch.
7. Nhập giá trị độ dài của nét gạch vào hộp text Length (= độ dài nét gạch khi in ra giấy × với mẫu số tỷ lệ bản đồ).
8. Chọn kiểu của nét gạch (Dash là nét liền, Gap là nét đứt).
9. Nếu muốn đặt độ rộng của nét gạch liền (lực nét), chọn mode Width là full và nhập giá trị lực nét vào hộp text Start và End.
Dash Caps chọn Closed.
10. Nếu cần định nghĩa nét gạch thứ hai làm lại các bước từ 4-9.
11. Đặt tên cho kiểu đường bằng cách: Từ thanh Menu của hộp hội thoại Line Style Editor chọn Edit → Create → Name, xuất hiện dòng chữ Unname bên hộp text Name, nhập tên đường đó thanh thế cho dòng chữ Unname.
12. Từ thanh Menu của hộp hội thoại Line Style Editor, chọn File → Save để ghi lại kiểu đường đó.
2.4. Cách tạo mới một đường kiểu Point symbol
1. Mở hoặc tạo mới một thư viện chứa kiểu đường.
2. Xác định bước lặp của đường, kích thước và hình dáng ký hiệu tạo đường, khoảng cách giữa các ký hiệu giống nhau. Ví dụ: Kiểu đường ranh giới thực vật của bản đồ 1/50000 có bước lặp là một ký hiệu hình tròn, đường kính = 0.2mm × 50000; khoảng cách giữa các ký hiệu = 0.8mm × 50000.
3. Vẽ ký hiệu đường.
4. Bao fence quanh ký hiệu.
5. Định nghĩa điểm đặt ký hiệu bằng công cụ Define cell origin (Xem phần tạo cell).
6. Chèn ký hiệu vừa tạo vào thư viện kiểu đường bằng cách: Từ cửa sổ lệnh của MicroStation đánh lệnh Create symbol tên symbol sau đó nhấn phím ENTER trên bàn phím.
Khi thấy xuất hiện dòng nhắc Symbol added to line style library, nghĩa là ký hiệu đã chèn vào thư viện kiểu đường.
Tạo đường Base line (đường nền) kiểu stroke pattern để đặt ký hiệu. Bước lặp của đường này là một nét liền có độ dài bằng khoảng cách giữa các ký hiệu giống nhau.
Bằng cách: Từ thanh Menu của hộp hội thoại Line style Editor, chọn Edit → Create → Stroke Pattern , xuất hiện dòng chữ New stroke component. Nhập tên đường Base line đó thay thế cho dòng chữ new stroke component → thực hiện tiếp từ bước 4-8 như phần tạo mới kiểu đường stroke.
7. Từ thanh Menu của hộp hội thoại Line style Editor, chọn Edit → Create → Point, xuất hiện dòng chữ new stroke component. Nhập tên mô tả đường đó thay thế cho dòng chữ new stroke component.
8. Chọn vị trí đặt ký hiệu
8.1. Chọn Origin khi muốn đặt một ký hiệu vào điểm bắt đầu của đường (Ví dụ của đường hình mũi tên).
8.2. Chọn End khi muốn đặt một ký hiệu vào các điểm cuối của đường (Ví dụ các đường hình mũi tên).
8.3. Chọn Vertex khi muốn đặt một ký hiệu vào các điểm nằm trên đường.
8.4. Nếu muốn đặt ký hiệu dải đều theo một khoảng cách nhất định bấm vào phím Base stroke pattern để chọn kiểu đường chuẩn.
Xuất hiện hộp hội thoại Base stroke pattern chứa các kiểu đường stroke. Bấm phím Data vào kiểu đường chuẩn cho ký hiệu cần tạo.
Bấm OK.
9. Chọn ký hiệu. Bấm chuột vào thanh Base line trước khi chọn ký hiệu.
10. Bấm phím Select để chọn ký hiệu. Xuất hiện hộp hội thoại Select Point Symbol.
11. Bấm chuột để chọn ký hiệu cần tạo.
Mẫu đường sau khi chọn ký hiệu
12. Đặt tên cho kiểu đường bằng cách: Từ thanh Menu của hộp hội thoại Line style Editor → Edit → Create → Name, xuất hiện dòng chữ Unname bên hộp text Name → Đánh tên đường đó thay thế cho dòng chữ Unname.
13. Từ thanh Menu của hộp hội thoại Line Style Editor, chọn File → Save để ghi lại kiểu đường đó.
2.5. Cách tạo kiểu đường compound
1. Xác định các đường thành phần và vị trí giữa các đường.
Ví dụ 1: Kiểu đường đá của bản đồ địa hình 1/50000 gồm hai đường thành phần kiểu stroke lực nét 0.15 mm x 50000 và cách nhau 0.4 mm x 500000.
Ví dụ 2: Kiểu đường dây điện của bản đồ địa hình 1/500000 gồm 4 đường thành phần:
- Đường kiểu stroke lực nét 0.15 x 50000.
- Đường kiểu point symbol ký hiệu là một chấm tròn đường kính 0.2mm x 50000.
- Đường kiểu point symbol ký hiệu hình mũi tên xuôi kích thước (1; 1) mm x 50000 cách nhau 18mm.
- Đường kiểu point symbol ký hiệu hình mũi tên ngược kích thước (1; 1) mm x 50000 cách nhau 18mm.
2. Mở hoặc tạo mới một thư viện chứa đường cần tạo.
3. Tạo các đường component (Xem cách tạo đường kiểu Stroke và Point Symbol).
4. Thanh menu của hộp Line Style Editor chọn Eit → Ceate → Compound, xuất hiện dòng chữ new compound component bên hộp text Component.
5. Thay tên mô tả đường cần tạo thay thế cho dòng chữ new compound component bên hộp text Component.
6. Trong hộp Sub-Component bấm phím Insert.
Xuất hiện hộp hội thoại Select Component.
7. Dùng con trỏ chọn từng đường thành phần của đường cần tạo một sau đó bấm phím OK.
8. Đặt vị trí cho các đường thành phần theo chiều dọc để tạo khoảng cách cho các đường bằng cách: Từ bảng danh sách các đường thành phần trong hộp Sub-Component bấm chuột chọn đường cần thay đổi vị trí → nhập giá trị vị trí cho đường vào hộp text Offset. Nếu giá trị > 0 → đánh số bình thường; nếu giá trị < 0 → đánh thêm dấu (-) đằng trước số.
9. Đặt tên cho kiểu đường bằng cách: Từ thanh Menu của hộp hội thoại Line Style Editor, chọn Edit → Create → Name, xuất hiện dòng chữ Unname bên hộp text Name → nhập tên đường đó thay thế cho dòng chữ Unname.
10. Từ thanh Menu của hộp hội thoại Line Style Editor, chọn File → Save để ghi lại kiểu đường đó.
2.6. Cách xoá một kiểu đường thành phần.
1. Bên hộp danh sách các Component chọn tên đường thành phần cần xoá.
2. Từ thanh Menu của hộp hội thoại Line Style Editor → Edit → Delete để xoá kiểu đường thành phần đó.
2.7. Cách xoá một kiểu đường.
1. Xoá các đường thành phần tạo lên đường đó (Xem phần trên).
2. Bên hộp danh sách các tên đường (Names) chọn tên đường cần xoá.
3. Từ thanh Menu của hộp hội thoại Line Style Editor → Edit → Delete để xoá kiểu đường đó.
3. Cách sử dụng các font chữ tiếng Việt trong MicroStation.
Để sử dụng được các font chữ tiếng Việt trong MicroStation, các font chữ dưới dạng truetype sẽ được chèn vào một file resource (.rsc) và đặt trong thư mục có đường dẫn sau: \\win32app\ustation\wsmod\default\symb\*.rsc. Bạn có thể tạo mới một file rsc riêng để chứa các kiểu chữ tiếng Việt bạn muốn hoặc bạn có thể chèn trực tiếp vào file font.rsc đã có sẵn trong MicroStation.
3.1. Cách tạo mới một thư viện (.rsc) chứa các font chữ trong MicroStation.
Từ thanh menu của MicroStation chọn Utilities → Install Fonts xuất hiện hộp thoại Font Installer.
1. Trong hộp hội thoại Font Installer, bên phía Destination File, bấm phím New. Xuất hiện hộp hội thoại Create Font Library.
2. Chọn thư mục chứa file theo đường dẫn như trên.
3. Nhập tên file mới vào hộp text Files.
4. Bấm phím OK.
3.2. Cách mở một thư viện (.rsc) chứa các font chữ trong MicroStation.
1. Trong hộp hội thoại Font Installer, bên phía Destination File bấm phím Open, xuất hiện hộp hội thoại Open Font Library.
2. Chọn tên file.
3. Bấm phím OK.
3.3. Cách chèn một kiểu chữ mới vào một thư viện (.rsc) trong MicroStation.
1. Từ thanh Menu của MicroStation chọn Utilities → Install Fonts …, xuất hiện hộp hội thoại Font Installer.
2. Mở file font chữ cần chèn. Ví dụ: vharabia và vhavanb. Bằng cách: Bấm vào phím Open bên hộp Source File, xuất hiện hộp hội thoại Open Source File.
- Trong thanh lọc đuôi file Type chọn True Type (.ttf). Chọn thư mục chứa file font chữ cần chèn bằng cách nhấp đôi vào các thư mục bên hộp danh sách các thư mục.
- Chọn các font chữ bằng cách bấm chuột vào tên font, bấm phím Add, xuất hiện đường dẫn và tên font chữ trong hộp File List.
- Bấm phím Done sau khi đã chọn xong font chữ.
- Khi đó bên hộp Source File của hộp hộI thoại Font Installer xuất hiện danh sách các font chữ vừa chọn.
3. Mở thư viện sẽ chứa font chữ cần chèn.
Ví dụ: Mở file thư viện new.rsc.
4. Bấm con trỏ vào 1 tên font chữ bên hộp Source File → phím Copy sẽ bật sáng.
5. Bấm vào phím Copy.
6.Bấm con trỏ vào font chữ vừa copy bên hộp Destination File (new.rsc)
7.(Nếu muốn) thay đổi tên font trong hộp text Name.
8.(Nếu muốn) thay đổi thứ tự font trong hộp text Number.
9.Bấm phím Done khi kết thúc công việc và xoá hộp hội thoại Font installer.
4. Thiết kế bảng màu.
4.1. Cách tạo một bảng màu mới.
1. Từ thanh Menu của MicroStation chọn Settings → Color Table, xuất hiện bảng Color Table.
2. Từ thanh Menu của bảng Color Table chọn File → Save As…
Xuất hiện hộp hội thoại Save Color Table.
3. Chọn thư mục chứa file bên hộp Directories.
4. Đánh tên bảng màu mới trong hộp text Files.
5. Bấm OK.
4.2. Cách thiết kế bảng màu mới cho từng loại bản đồ
1. Chọn số màu thể hiện đối tượng cần thay đổi thông số (ví dụ màu số 3).
2. Bấm nút Change, xuất hiện hộp hội thoại Modify Color <Số màu cần đổi>.
3. Bấm nút Color Model để chọn phương pháp pha màu. Ví dụ: RGB (0-255).
4. Nhập các thông số mới của từng màu thành phần vào trong 3 hộp text (Red, Green, Blue).
5. Hoặc bấm chuột chọn vào các vùng màu bên bảng mẫu màu.
6. Bấm phím OK.
7. Bấm phím Attach để ghi lại các thông số của màu vừa thay đổi và thay đổi màu thể hiện đối tượng trên màn hình.